Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc

Ông Park Hang-seo khi ấy làm trợ lý HLV cho chiến lược gia người Hà Lan Guus Hiddink. Sau thành tích lịch sử này, ông cùng các thành viên trong đội tuyển Hàn Quốc được ví như những người hùng.

HLV Guus Hiddink thậm chí còn được đặt tên cho một con đường ở Hàn Quốc. Người dân xứ sở kim chi thì dành tình cảm to lớn cho đội tuyển. Trong cơn sốt bóng đá ấy, các thành viên của đội tuyển được nhớ mặt, điểm tên, thậm chí có một khoảng thời gian ngắn, họ đi ăn ở các nhà hàng mà không phải móc hầu bao biên dịch trả tiền.

HLV Park Hang-seo và các thành viên đội tuyển Hàn Quốc nhận được nhiều tình yêu từ người hâm mộ quê nhà sau khi tạo nên thành tích lịch sử ở World Cup 2002. Ảnh: Q Sports - KFA.

Cựu tuyển thủ Hàn Quốc Cha Du-ri chia sẻ: "Sau khi World Cup 2002 kết thúc, chúng tôi nhận ra tất cả những gì diễn ra tiếp theo thật điên rồ. Chúng tôi được chú ý rất nhiều. Mọi người cũng nhìn các thành viên trong đội với con mắt khác. Tôi không hề có ký ức nào về việc phải trả tiền các bữa ăn trong nhà hàng".

Ngôi sao Park Ji-sung nhớ lại: "Cảm giác ai cũng biết đến mình khi ra khỏi nhà hay bước vào nhà hàng. Không ít lần tôi được tiếp đãi như người hùng của đất nước".

Hai tháng sau World Cup, HLV Park Hang-seo đảm nhiệm vai trò thuyền trưởng U23 Hàn Quốc dự ASIAD cũng ở quê nhà. Trước không khí hân hoan của người hâm mộ cả nước, việc đội tuyển U23 nước này chỉ giành được HCĐ được xem là thất bại. HLV Park Hang-seo dĩ nhiên chịu nhiều điều tiếng.

Thế nhưng, một câu chuyện mà ít thế hệ sau này biết đến là việc HLV Park Hang-seo bị quỵt tiền khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc. Báo chí xứ sở kim chi "nói giảm nói tránh" về vấn đề này là "HLV Park Hang-seo đang làm không công".

Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc - Ảnh 2.

HLV Park Hang-seo từng có mối quan hệ không tốt với Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc. Ảnh: Daily.

Thời điểm đó, Hàn Quốc dồn toàn lực cho đội tuyển quốc gia dự World Cup 2002. HLV Park Hang-seo vì thế chỉ có 2 tháng làm việc với U23 Hàn Quốc, làm lại mọi thứ từ đầu. Khi kết thúc Đại hội thể thao châu Á, ông vẫn chưa được nhận bất cứ đồng lương nào.

Theo điều tra của báo chí Hàn Quốc, HLV Park Hang-seo và Hiệp hội bóng đá Hàn Quốc (KFA) có sự bất đồng về mức tiền lương hàng năm. Khoảng cách giữa số tiền HLV Park Hang-seo muốn và KFA dự định trả chênh lệch nhiều dẫn đến cả hai chưa thể đi đến ký kết hợp đồng chính thức.

Ông Park vẫn quyết định vừa làm việc ở U23 Hàn Quốc, vừa đàm phán với mục tiêu xa là còn hướng đến Olympic 2004. Thế nhưng, ngay sau ASIAD 2002, HLV Park Hang-seo đã bị sa thải. Chuyện tiền lương phải mất nhiều tháng sau mới được giải quyết ổn thoả.

Khó khăn chưa dừng lại với HLV sinh năm 1957. Sau khi rời U23 Hàn Quốc, ông lâm vào cảnh thất nghiệp trong 3 năm. Tháng 8/2005, HLV Park Hang-seo mới ký hợp đồng dẫn dắt Gyeongnam FC.

Chuyện chưa kể về HLV Park Hang-seo: Đi ăn mọi nhà hàng không mất tiền, bị quỵt lương khi dẫn dắt U23 Hàn Quốc - Ảnh 3.

HLV Park Hang-seo từng thú nhận mình là người nóng tính, khó kiểm soát thái độ. Ảnh: Hiếu Lương.

Khoảng thời gian dẫn dắt các CLB ở K.League cũng khiến ông gặp nhiều biến cố, trong đó, tính cách nóng nảy nhiều lần làm hại HLV Park.

Ông từng chia sẻ: "Ngay sau World Cup 2002, tôi chỉ giúp đội Hàn Quốc giành hạng 4 ASIAD cùng năm. Từ đỉnh cao danh vọng, tôi rơi xuống trạng thái tồi tệ nhất. Sau đó, tôi chia sẻ với báo chí Hàn Quốc rằng mọi danh vọng và sự mến mộ rồi cũng sẽ tan thành mây khói mà thôi. Tôi luôn tâm niệm không bao giờ suy nghĩ quá nhiều về những vinh quang trong quá khứ.

Sau này, tôi làm việc ở các CLB Hàn Quốc. Quãng thời gian này thật sự khó khăn với tôi. Khi làm HLV do tính cách của tôi không bao giờ dễ dàng chấp nhận thất bại và rất nóng nữa. Tính cách quá thẳng thắn, không phục tùng nên một số án phạt được đưa ra nhắm vào tôi. Đó là một thời kỳ vất vả, khó khăn ở Hàn Quốc và tôi không muốn nhớ đến nữa".

Sự nghiệp cầm quân không có nhiều đặc sắc tại quê nhà khiến HLV Park Hang-seo quyết định nghỉ ngơi sau mùa giải 2015. Đến năm 2017, ông nhận lời dẫn dắt đội bóng ở địa phương vượt qua giai đoạn khó khăn trước khi sang Việt Nam làm việc vào cuối năm. Phần còn lại đã trở thành lịch sử.

HLV Park Hang-seo nhận thẻ đỏ sau màn cãi tay đôi với trọng tài.

Cận cảnh 6 dự án 'sa lầy' hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 1.

Một trong 6 dự án do Tổng công ty địa ốc Sài Gòn (Resco) góp vốn dính sai phạm được Thanh tra TP HCM chỉ ra có dự án căn hộ Felisa Riverside (99 Bến Bình Đông, phường 11, quận 8) - 2.697,2 m2. Chủ đầu tư của dự án này là Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 - một thành viên của Resco.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 2.

Theo kết luận thanh tra, Sở Xây dựng TP HCM trước đó đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng (miễn giấy phép xây dựng) không đúng thẩm quyền. Từ đó, Thanh tra TP HCM giao Giám đốc Sở Xây dựng tham mưu, đề xuất biện pháp xử lý trình UBND TP HCM xem xét chỉ đạo.

Dự án này hiện trong giai đoạn bàn giao nhà. Song, công trình được cho là chưa thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính trước khi bán nhà hình thành trong tương lai.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 4.

Tương tự, dự án The Green View (557 Bến Bình Đông, phường 13, quận 8) có diện tích 1.495,9 m2 cũng chưa thực việc bảo lãnh nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư đối với khách hàng trước khi ký hợp đồng bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 5.

Để khắc phục, Thanh tra TP HCM yêu cầu Resco liên hệ cơ quan chức năng tiến hành các trình tự, thủ tục xin cấp “sổ hồng” cho khách hàng mua căn hộ dự án The Green View, tránh trường hợp phát sinh khiếu nại, khiếu kiện đông người.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 6.

Cũng toạ lạc tại quận 8 với diện tích 4.606,5 m2, dự án Trung tâm thương mại căn hộ Bình Đăng (quốc lộ 50, phường 6) do Công ty CP Phát triển Địa ốc Sài Gòn 5 làm chủ đầu tư.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 7.

Dự án đã khởi công và mở bán vài năm nay. Song, sai phạm được chỉ ra rằng Sở Xây dựng TP HCM đã cấp giấy phép xây dựng (phần ngầm) khi chủ đầu tư chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hiện tại, dự án đã hoàn thành xong phần móng. 

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 9.

Ngoài ra, còn có 3 dự án do Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn làm chủ đầu tư. Một trong số đó là dự án đầu tư xây dựng Khu cao ốc văn phòng tại 257 Điện Biên Phủ, quận 3.

Dự án bị chậm tiến độ thi công, dù đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng rất ngổn ngang.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 11.

Theo Thanh tra TP HCM, Resco có nhiều sai phạm trong việc chỉ định thầu không đúng quy định, không tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu, tự thực hiện các gói thầu dự án trong khi không đảm bảo năng lực thực hiện.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 12.

Dự án hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư An Hội (phường 14, quận Gò Vập) cũng nằm trong chuỗi sai phạm này.

Resco bị cho rằng chưa đảm bảo công khai minh bạch trong quản lý thực hiện dự án theo quy định của Luật phòng chống tham nhũng, Luật đấu thầu, Luật quản lý sự dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.

Dự án hiện đang bị chậm tiến độ.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 15.

Cuối cùng là dự án chung cư Nguyễn Kim – Khu B (quận 10). Với diện tích 6.218m2, dự án này được Resco sử dụng tiền 100% vốn Nhà nước để chi nộp tiền thuê đất, thuế đất biên dịch thay cho đối tác là Công ty cổ phần địa ốc Ngân Hiệp...

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 16.

"Việc này làm lợi cho đối tác, mang tính rủi ro cao, có sự tùy tiện trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước...", kết luận tranh tra nêu.

Công trình nằm ngay khu chợ điện tử Nhật Tảo.

Cận cảnh 6 dự án sa lầy hàng loạt sai phạm của Tổng công ty địa ốc Sài Gòn - Ảnh 18.

Do bị chậm tiến độ thi công, dự án này đã gây ảnh hưởng đến nguồn vốn doanh nghiệp, lãng phí tài sản Nhà nước, lãng phí đất đai.

Thanh tra TP HCM vừa công bố kết luận thanh tra (KLTT) về phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại Tổng công ty địa ốc Sài Gòn (Resco); giai đoạn năm 2017, 2018.

Theo đó, Resco được cho là trong quá trình quản lý công nợ đã tạo điều kiện cho các đơn vị khác chiếm dụng vốn; chưa nghiêm túc chấp hành các quy định về thuế và nộp ngân sách, dẫn đến bị ngành thuế phạt chậm nộp và cưỡng chế nhiều lần; chưa đảm bảo chặt chẽ trong công tác phòng ngừa tham nhũng, gây lãng phí đất đai, tài sản nhà nước…

Hầu hết các dự án được KLTT chỉ ra đều bị chậm tiến độ. Trong đó, có một số dự án từ khi phê duyệt đến nay đã hơn 10 năm nhưng chưa được đưa vào khai thác sử dụng.

Từ đó, Thanh tra TP HCM kiến nghị và được chủ tịch UBND TPHCM chấp thuận giao Giám đốc Sở Nội vụ chủ trì tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nghiêm minh đối với các tổ chức, cá nhân thuộc diện thành phố quản lý liên quan đến các sai phạm. Ngoài ra, Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu UBND TP HCM kiện toàn nhân sự lãnh đạo Resco.

Resco được UBND TP HCM thành lập năm 1997, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, chương trình giải tỏa kênh rạch, chung cư, nhà ở công nhân...

Năm 2010, Resco chuyển đổi thành Công ty TNHH Một thành viên, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Tổng công ty có nhiều công ty con, công ty liên doanh và liên kết, đang thực hiện nhiều dự án bất động sản tại thành phố.

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Dọn đến ở cùng bạn gái xinh đẹp chưa được bao lâu, cậu cả nhà Beckham hết than nhớ em rồi đến nhớ bố mẹ

Hồi cuối tháng 2, mối quan hệ giữa Brooklyn Beckham và Nicola Peltz đã tiến thêm một bước khi anh chàng 21 tuổi quyết định đến New York để sống chung cùng bạn gái xinh đẹp. Và rồi suốt quãng thời gian qua, dân FA đã liên tục bị tra tấn bởi những bài đăng yêu thương của cặp đôi này.

Dọn đến ở cùng bạn gái xinh đẹp chưa được bao lâu, cậu cả nhà Beckham hết than nhớ em rồi đến nhớ bố mẹ - Ảnh 1.

Hình ảnh mới được Brooklyn đăng trên tài khoản cá nhân.

Tuy đang rất hạnh phúc bên cạnh Nicola, nhưng Brooklyn vẫn không tránh khỏi cảm giác nhớ nhà. Dịch Covid-19 bùng phát lại khiến anh chàng chẳng thể trở về Anh để thăm người thân. Hôm 17/4, nhiếp ảnh gia trẻ này cũng vắng mặt trong ngày sinh nhật của mẹ Victoria.

Để vơi đi nỗi nhớ gia đình, Brooklyn đành gửi lời yêu thương thông qua những bài viết trên trang cá nhân. Đầu tiên, vào hôm 19/4, anh chàng tải lên bức ảnh chụp cùng em út Harper cùng lời nhắn: "Hồi tưởng lại. Anh rất nhớ em, yêu em Harper". Cách đây ít giờ, cậu cả lại bày tỏ tình cảm với ông bà Becks. "Con nhớ bố mẹ lắm", Brooklyn chia sẻ.

Dọn đến ở cùng bạn gái xinh đẹp chưa được bao lâu, cậu cả nhà Beckham hết than nhớ em rồi đến nhớ bố mẹ - Ảnh 2.
Dọn đến ở cùng bạn gái xinh đẹp chưa được bao lâu, cậu cả nhà Beckham hết than nhớ em rồi đến nhớ bố mẹ - Ảnh 3.

Brooklyn Beckham than nhớ bố mẹ và em gái trên trang cá nhân.

Được biết những ngày qua, Brooklyn vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình thông qua MXH. Theo truyền thông Anh, David và Victoria đều tán thành quyết định đến ở cùng bạn gái của Brooklyn. Bản thân Nicola cũng rất được lòng phụ huynh của bạn trai.

Brooklyn bắt đầu hẹn hò cùng Nicola kể từ cuối năm ngoái, vài tháng sau khi chia tay người cũ Hana Cross. Tình cảm của cặp đôi này có những bước thăng tiến nhanh chóng. Thậm chí, tờ Mirror khẳng định cậu cả nhà Beckham đang có ý định đính hôn cùng bạn gái hơn 4 tuổi chỉ sau thời gian ngắn hẹn hò. Bản thân Brooklyn cũng không giấu ý định gắn dịch thuật bó lâu dài cùng Nicola. "Anh hứa sẽ chăm sóc em cả đời", Brooklyn cam kết với bạn gái hồi tuần trước.

Dọn đến ở cùng bạn gái xinh đẹp chưa được bao lâu, cậu cả nhà Beckham hết than nhớ em rồi đến nhớ bố mẹ - Ảnh 4.
Dọn đến ở cùng bạn gái xinh đẹp chưa được bao lâu, cậu cả nhà Beckham hết than nhớ em rồi đến nhớ bố mẹ - Ảnh 5.

Ảnh: Metro, Instagram.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của dịch thuật công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay

Công tác bảo mật của Apple năm nay dường như không được cải thiện là bao, khi mà hôm nay, các bản thiết kế CAD của mẫu iPhone lớn hơn so với iPhone 12 Pro – iPhone 12 Pro Max – đã bị rò rỉ, qua đó xác nhận thiết kế mà Apple dự định mang lên mẫu flagship sắp ra mắt của hãng.

Các bản thiết kế CAD được đăng tải trên kênh YouTube EverythingApplePro cũng như tài khoản Twitter của leaker Max Weinbach. Các bản CAD này tiết lộ cho chúng ta điều gì về iPhone 12 Pro Max?

- Đầu tiên, iPhone 12 Pro Max sẽ là mẫu iPhone lớn nhất mà Apple từng sản xuất, với màn hình lên đến 6.7-inch.

- Thiết kế của máy quả thực trông giống một chiếc iPad Pro thu nhỏ (hay một chiếc iPhone 5 phóng to). Nó có bộ khung phẳng bằng thép không gỉ, trái ngược với bộ khung bo cong trên các mẫu iPhone hiện nay.

- Viền màn hình của máy sẽ chỉ mỏng 1,55mm. Để tiện so sánh thì viền này mỏng hơn gần 1mm so với viền 2,52mm trên iPhone 11 Pro Max.

- Độ dày tổng thể của thiết bị sẽ vào khoảng 7,4mm, giảm đi đôi chút so với độ dày 8,1mm của iPhone 11 Pro Max.

- iPhone 12 Pro Max cũng sẽ có nhiều màu mới, bao gồm xanh dương nhạt, tím, và cam nhạt.

Bản thiết kế của iPhone 12 Pro Max cho thấy đây sẽ là chiếc iPhone lớn nhất từ trước đến nay - Ảnh 1.

Ảnh dựng iPhone 12 Pro Max từ bản CAD

Tuy nhiên, điều thú vị nhất mà bản CAD tiết lộ là iPhone 12 Pro Max có một đầu vào trông giống cổng Smart Connector. Bạn có nghe quen quen không? Smart Connector là cổng hiện đang được sử dụng trên một số mẫu iPad, cho phép chúng kết nối với các bàn phím Smart và Magic Keyboard của hãng. Có nghĩa là Apple nhiều khả năng đang dự định tung ra một phụ kiện bàn phím cho iPhone 12 Pro Max. Xét kích cỡ màn hình 6.7-inch, chiếc iPhone này vừa đủ lớn để kết hợp với một bàn phím gắn ngoài. Tất nhiên, đầu vào này cũng có thể là một Smart Connector được thiết cho một số loại thiết bị khác mà Apple vẫn chưa tung ra.

iPhone 12 Pro Max được cho là sẽ ra mắt vào mùa thu năm nay, cùng với 3 mẫu iPhone khác. Hồi đầu tuần này, Apple đã tung ra chiếc iPhone mới nhất – iPhone SE thế hệ 2. Bạn có thể xem toàn bộ các bản thiết kế CAD của iPhone 12 Pro Max trong đoạn video bên dưới.

Lộ diện thiết kế iPhone 12 Pro Max thông qua các bản CAD bị rò rỉ

Tham khảo: FastCompany

Concept iPhone 12 Pro này sẽ khiến dịch thuật bạn “hóng” máy thật hơn bao giờ hết

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận