Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Được - mất khi chính phủ phát tiền cho dân chống Covid-19

Chính quyền Trump có thể sẽ phát chi phiếu 1.000 USD cho tất cả người dân. Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết hôm 18/3 đang xem xét triển khai tạm thời chương trình thu nhập cơ bản phổ thông. Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản cũng cân nhắc phát ít nhất 12.000 yen (109 USD) cho mỗi người.

Các nhà kinh tế cho rằng, phát tiền không phải công cụ hoàn hảo để chống lại suy thoái kinh tế. Nhưng khi các thành phố khắp nơi trên thế giới bị phong tỏa, tình trạng thất nghiệp bắt đầu tăng thì việc này cũng là một cách để giảm cú sốc cũng như hỗ trợ phần nào cho sự phục hồi. Cựu chuyên gia kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett cảnh báo Covid-19 có thể châm ngòi một cuộc Đại khủng hoảng mới.

"Có một lượng lớn lao động đã mất việc trong tuần này", Michael Pearce, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Capital Economics, cho biết. "Những người đó sẽ cần hỗ trợ thu nhập ngay lập tức", ông nói.

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Các chuyên gia cho rằng phát tiền không phải giải pháp hay nhưng vẫn cần. Ảnh: Pixabay

Trump có thể kích hoạt 'làn sóng phát tiền'

Ý tưởng phát tiền của ông Trump cũng sẽ kích hoạt một làn sóng phát tiền của các chính phủ khác. "Chúng tôi không muốn mọi người mất việc hoặc không có tiền để sống, trong khi họ làm việc rất tốt chỉ bốn tuần trước", Tổng thống Trump nói trong một cuộc họp báo.

Phát tiền là một phần của kế hoạch kích thích kinh tế trị giá 1.000 tỷ USD đang được thảo luận, và sẽ cần được quốc hội Mỹ phê chuẩn. Đợt chi tiêu đầu tiên trong gói này có thể tốn 250 tỷ USD nhưng dường như đang nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Một bản ghi nhớ của Bộ Tài chính Mỹ cho thấy một gói trị giá 500 tỷ USD có thể được giải ngân. "Đó là một khởi đầu tốt," ông Pearce nói.

Chính phủ nhiều nước đã cho biết sẽ tăng mạnh chi tiêu và đảm bảo tín dụng để ngăn chặn sụp đổ kinh tế bởi Covid-19. Morgan Stanley dự báo, một gói kích thích tài khóa trị giá 1.700 tỷ USD sẽ sớm được củng cố. Kích thích lớn từ các ngân hàng trung ương, bằng việc cắt giảm lãi suất và rót hàng nghìn tỷ vào hệ thống tài chính, là động thái đáng kể. Tuy nhiên, có khả năng nó vẫn chưa đủ để bù đắp cơn địa chấn cho nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2020.

Vì vậy, một số quốc gia và thành phố dự định phát tiền như là một phần của kế hoạch phản ứng chống lại đại dịch. Cuối tháng 2/2020, Hong Kong cho biết sẽ phát 10.000 đôla Hong Kong (1.288 USD) cho tất cả cư dân thường trú từ 18 tuổi. Australia tuần trước nói rằng sẽ phát 750 đôla Australia (434 USD) cho những người nghỉ hưu và cần nhận hỗ trợ thu nhập khác.

Ở châu Âu, nơi các quốc gia đang ban hành lệnh ngừng hoạt động nghiêm ngặt để cố gắng kiểm soát dịch bệnh thì việc phát tiền là chưa từng có, theo Carsten Brzeski, Nhà kinh tế trưởng của khu vực đồng euro tại Ngân hàng ING (Hà Lan).

Nhưng theo ông, có vẻ như đó sẽ là đối sách hợp lý tiếp theo của Đức, Pháp và Tây Ban Nha, những nước đã cam kết sẽ làm "bất cứ điều gì" để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân. Bởi lẽ, trong thời điểm này, các mạng lưới an sinh xã hội mạnh mẽ của họ vẫn không đủ khả năng để giảm sốc trước tình hình.

"Nó giúp ngăn chặn thiệt hại," Holger Schmieding, Nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Berenberg nói. "Bạn có thể trả cho nhân viên của mình thêm một tháng nữa nếu bạn nhận Biên phiên dịch được hỗ trợ", ông nói.

Mỹ đã từng hành động tương tự dưới thời Tổng thống George W. Bush, trong hai lần khủng hoảng 2001 và 2008. Khi ấy, người Mỹ độc thân nhận được đến 600 USD và các cặp vợ chồng nhận được đến 1.200 USD. Người có thu nhập càng cao thì nhận được càng ít. Tổng số tiền phát ra của gói này khoảng 100 tỷ USD.

Tuy nhiên, việc phát tiền cũng vẫn đóng vai trò quan trọng để thu hẹp khoảng cách cho những người cần thiết nhất và hỗ trợ thế giới vững vàng hơn trước cuộc khủng hoảng. Chuyên gia Carsten Brzeski cho rằng, phát tiền phần nào vẫn làm giảm khó khăn và sự phục hồi đến sau sẽ được mạnh mẽ hơn.

Cái giá phải trả

Nhiều nhà kinh tế đồng ý rằng việc phát tiền cho phần lớn dân số của đất nước là một phương pháp chẳng mấy thông minh. Một số người không cần sự giúp đỡ vẫn có thể nhận tiền. Và trong một thế giới, nơi mọi người được khuyên không nên rời khỏi nhà, các rạp chiếu phim, nhà hàng và quán bar vẫn đóng cửa, thì rất khó để bơm tiền trở lại nền kinh tế.

Phát tiền mặt quy mô lớn chắc chắn vẫn có rủi ro. Mối quan tâm hàng đầu là lạm phát. Nếu mọi người nhận được 1.000 USD, chủ nhà có tăng tiền thuê không? Cửa hàng tạp hóa có thể tăng giá thực phẩm? Mặc dù lạm phát tại nhiều nền kinh tế lớn khá thấp trước cuộc khủng hoảng, nhưng đại dịch tấn công cả cung lẫn cầu, khi các nhà máy đóng cửa và người dân giảm chi tiêu.

"Khi khủng hoảng xảy ra, điều đầu tiên là giá cả tăng lên", Ugo Gentilini, Chuyên gia kinh tế cao cấp của Worldbank cho biết. "Điều này có thể xảy ra lần nữa", ông nói.

Phát tiền cho dân cũng sẽ rất tốn kém. Cùng với số tiền khổng lồ được hứa hẹn thông qua các biện pháp kích thích tài khóa truyền thống, cả hai sẽ khiến nợ công của đất nước tăng phi mã. Mức nợ toàn cầu đã cao "ngất trời". Các khoản vay hộ gia đình, chính phủ và công ty đã tăng lên 253.000 tỷ USD trong quý III/2019, theo Viện Tài chính Quốc tế. Kết quả, tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ở mức trên 322%, mức cao nhất từng được ghi nhận.

Nhưng với lãi suất ở mức thấp trong lịch sử, nhiều người nói bây giờ không phải là lúc để lo về gánh nặng nợ nần. "Thế giới đang trong một cuộc chiến thực sự", nhà kinh tế người Pháp Olivier Blanchard, Cựu Kinh tế trưởng IMF bình luận. "Chúng ta đừng quá khắt khe", ông nói.

Phiên An ( theo CNN )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét